Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Triumph bonneville t100

Triumph bonneville t100

  • bởi

Triumph Bonneville T100 mẫu mới nhất 2016 sẽ có giá bán cực sốc tại Thưởng Motorđịa chỉ 68 Lê Văn Lương, Hà Nội. Đây là mẫu xe mang phong cách cổ điển, kết hợp giữa thời trang và động cơ đang dần được các tín đồ chơi xe Classic ưa chuộng. Thị trường xe máy phổ thông cũng như motor hiện nay đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ xu hướng thiết kế xe thể thao với những thiết kế sắc cạnh, nhọn, hung dữ và đầy khiêu khích. Song, vẫn có những dòng xe mang trong mình sức sống mãnh liệt tới mức thiết kế của chúng không thể bị ảnh hưởng bởi xu hướng trên, có chất riêng của nó và có được tình yêu âm ỉ đến từ những tín đồ xe cộ nhiều thập kỉ nay. Một trong số đó là dòng xe cổ điển (Classic – Retro Bike), mà thành công nhất, có thể kể tới chiếc Bonneville đến từ nhà sản xuất danh tiếng Triumph.

Thường nhắc đến dòng xe cổ điển Classic, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những Bikers cá tính, thời trang và khá phong trần trong bộ trang phục áo da, quần jeans cùng giày boots, và 1 phụ kện không thể thiếu là chiếc nón bảo hiểm đặc trưng của của dòng cổ điển.
2015-Triumph-Bonneville-T100e-small.jpg
Triumph Bonneville T100 2016 màu đỏ sắp có mặt tại Thưởng Motor
Thế hệ đầu tiên và thứ hai (T120 và T140) của chiếc Bonneville ra đời vào những năm 60-70 của thế kỉ trước, tại nhà máy của Triumph Engineering đặt tại Meriden, Anh Quốc. Cái tên Bonneville được lấy cảm hứng từ bình nguyên muối Bonneville, Utah, Mỹ, nơi Triumph, cũng như nhiều nhà sản xuất khác nỗ lực phá vỡ kỉ lục về tốc độ trên xe máy.
2015-Triumph-Bonneville-T100-Black3-small.jpg
Triumph Bonneville T100 black 2016 phiên bản màu đen cùng các màu khác sẽ có giá bán sực sốc tại Thưởng Motor
Cái tên này được Triumph trao cho dòng xe nhờ thành tích của tay đua Johny Allen tại Bonneville. Vào 9/1955, Johny đạt được kết quả 311km/h trên chiếc “Devil’s Arrow” chạy động cơ Triumph 650cc dùng nhiên liệu Methanol. Tuy nhiên, kết quả này không được FIM (Ủy ban motor quốc tế) công nhận. 9/1956, Johny cùng đội của anh trở lại bình nguyên, và đạt kỉ lục với tốc độ trung bình 344km/h. Ngay cả sau khi cái tên “Bonneville” được Triumph đặt cho chiếc T120, những chiếc xe với động cơ Triumph tiếp tục phá vỡ kỉ lục với tốc độ 370.5km/h vào năm 1962 bởi tay đua Bill Johnson, và một lần nữa, 395.3km/h bởi tay chủ đại lý Triumph Bob Leppan, với chiếc Gyronaut X-1, truyền động bằng 2 động cơ Triumph 650cc vào năm 1966. Dân chơi xe cũng thường yêu quý gọi dòng xe này với cái tên “Bonnie”.
Chiếc Bonneville đầu tiên ra đời, với mã hiệu T120, thừa hưởng nhiều đường nét thiết kế từ TR6 cũng như phong cách riêng của Triumph. Được sản xuất dựa trên cơ sở chiếc Tiger T110 trước đó, T120 trang bị động cơ 650cc Parallel Twin (2 máy song song) làm mát bằng khí, với kết cấu supap OHV (Over Head Valve) và hộp số 4 cấp truyền động bằng xích. Mang trong mình dòng máu Triumph, chiếc T120 tiếp bước các bậc tiền bối và giành rất nhiều thành công trong các giải đua xe, có thể kể tới như: Giải Isle of Man TT (1967 & 1969), phá vỡ mốc vận tốc trung bình 100 dăm/giờ tại chặng đua Mountain Course,… Về sau, chiếc T120 còn có một số thay đổi như sử dụng loại khung “Oil in Frame” – Không sử dụng hộp dầu riêng lẻ mà dùng khung xe làm hộp chứa. Động cơ của chiếc T120 cũng rất phổ biến trong các cấu hình Cafe Racer, như những chiếc Trabsa (Khung xe của BSA) hay Triton (Khung Norton Featherbed).
Thế hệ T140 ra đời đầu những năm 1970, với động cơ được nâng cấp đáng kể. Những chiếc T140 đầu tiên mang mã hiệu T140V trang bị động cơ 724cc, tùy chọn hộp số 5 cấp, song vẫn sử dụng phanh tang trống và hệ thống khởi động bằng cần đạp. Một thời gian ngắn sau, động cơ tiếp tục được nâng cấp với dung tích 744cc 49 mã lực và phanh đĩa đơn ở bánh trước tới năm 1982. Vào năm 1975, cùng với những cải tiến về động cơ, cần số được chuyển từ bên phải sang bên trái để phù hợp với tiêu chuẩn của thị trường Mỹ. Chiếc T140 còn được nhận nâng cấp bộ khởi động bằng điện từ năm 1980 tới khi nhà máy tại Meriden đóng cửa vào năm 1983. Trong thời gian này, Bonnie chịu khá nhiều sự cạnh tranh đến từ những nhà sản xuất Nhật Bản, như Honda, Yamaha, Kawasaki,…. Song, tại thị trường Anh, T140 vẫn là chiếc xe 750cc bán chạy nhất, cũng như nhận được danh hiệu danh giá “Machine of the year” 1979, được trao bởi Motor Cycle News. Cùng với việc nhà máy tại Meriden đóng cửa, dòng đời của T140 đáng lý ra đã chấm dứt, nhưng vẫn có một số lượng nhỏ những chiếc Bonneville được sản xuất bởi công ty “Racing Spares”, có trụ sở đặt tại Devon, Anh. Chúng được gọi là “Devon Bonneville”.
Cái tên Bonneville tưởng chừng như đã chết cùng thương hiệu Triumph Engineering, nhưng dưới sự quản lý của John Bloor (người đã đưa T140 trở lại với số lượng nhỏ), dòng xe huyền thoại này đã được tái sinh, với một diện mạo hoàn toàn mới, mà cũ. Chiếc Bonneville 800 (790cc) ra đời vào tháng 9/2001, được lắp ráp tại nhà xưởng tại Hinckley, Anh, cùng với một phiên bản nâng cấp với dung tích 865cc mang mã hiệu T100. Từ năm 2007, mọi chiếc Bonneville đều có động cơ 865cc.
Cái tên Bonneville giờ đây lại một lần nữa được nhắc tới như là một chiếc xe nắm giữ trọn vẹn bản chất của việc chạy xe. Tất cả những di sản của Triumph, sự vui thú khi điều khiễn chiếc T120 hay T140 vẫn còn hiện diện rõ ràng trên chiếc xe mới.
Với chiếc Bonnie mới, Triumph đã cố gắng giữ gìn truyền thống của mình tại từng đường nét, mà đặc trưng nhất là khối động cơ Parallel Twin DOHC (Dual Over-Headed Cam). Khối động cơ này giờ đây đã trở nên hiện đại hơn nhiều, với hệ thống làm mát bằng dầu hiệu quả và đáng tin cậy. Triumph muốn đứa con của mình có được tất cả những gì những bậc tiền bối của nó sở hữu. Do đó, mặc dù mang khối động cơ mới, Triumph giới hạn cho chiếc xe một mức công suất gần như tương đồng với T120 hay T140, và phù hợp hơn với một chiếc motor của thời hiện đại – 62 tới 68 mã lực, mô men xoắn cực đại 69Nm. Giám đốc xuất khẩu của Triumph, ông Ross Clifford đã từng phát biểu: “Mặc dù động cơ V-Twin là một lựa chọn hiển nhiên, chúng tôi vẫn quyết định phát triển kết cấu động cơ Parallel Twin bởi yếu tố “di sản””. Yếu tố này đè nặng lên chiếc Bonnie mới tới mức, cho tới trước năm 2008/2009, khi mà phần lớn những chiếc Motor phân khối lớn đều được trang bị hệ thống phun xăng điện tử (FI), Bonnie vẫn sử dụng công nghệ chế hòa khí. Triumph quyết định duy trì sử dụng chế hòa khí cùng động cơ đặc trưng bởi một lẽ, Bonneville giờ đây không còn cần là một chiếc xe nhanh, hung bạo, mà những gì Bonneville cần làm là gánh vác trên mình truyền thống của bản hãng, và đại diện cho phong cách của cả một dòng xe. Dẫu rằng từ năm 2008 tại thị trường châu Âu, và 2009 tại thị trường Mỹ, xe đã được trang bị hệ thống EFI mới mẻ và hợp thời, song nhiều người vẫn yêu thích tiếng động cơ thuần khiết từ hệ thống chế hòa khí. Triumph khi này cũng buộc phải có những thay đổi chưa từng có: Một lớp vỏ giả cho hệ thống EFI cho giống với khi chiếc xe vẫn còn sử dụng chế hòa khí.
Không chỉ có động cơ, mọi trang bị của Bonneville đều tái hiện lại kí ức về những chiếc xe của năm 60 70: Bình xăng với đệm cao su tì gối, bình xăng 2 tông màu, các chi tiết mạ Chrome ở ống xả, đèn lái,….. và dáng ngồi thẳng đứng cùng yên xe êm ái thoải mái không thể trộn lẫn. Dẫu cho chiếc Bonneville và Bonneville SE cơ bản đã đem tới trải nghiệm đi đường “chính thống”, phiên bản T100 còn tiến gần hơn với thiết kế của những năm 60 với những tùy chọn như:
Bình xăng với đường chỉ màu Gold hay Silver được vẽ hoàn toàn bằng tay như năm xưa, vành trước 19 inch và hệ thống ống xả giảm thanh Peashooter. Phiên bản này thành công tới mức, người ta thống kê rằng, cứ 10 chiếc Bonneville xuất xưởng, thì có 4 chiếc T100. Được cho là một trong những chiếc xe sống động nhất còn lại trên thị trường, Bonneville khắc họa hình ảnh một gã đàn ông thâm trầm, luôn diện một bộ suit cổ điển, nhưng sở hữu nội lực tiềm tàng, lại “đằm” và “ngọt ngào” vô cùng. Xu thế có thế thay đổi, song tiêu chuẩn của đàn ông đẹp thì vẫn trường tồn theo thời gian.
Cùng với sự tái sinh của Bonneville, Triumph cũng cho ra mắt dải sản phẩm “Modern Classic” của mình, với nhiều cấu hình dựa trên cơ sở của Bonnie mới: SE và T100 (cấu hình cơ bản), Thruxton (cấu hình Cafe Racer), Scrambler (cấu hình Scrambler), America và Speedmaster (cấu hình Cruiser). Thêm vào đó, Bonnie tiếp tục là nguồn cảm hứng vô tận cho những nhà độ xe, giống như những bậc tiền bối của mình.
Mặc những thay đổi mà thời gian đã đem đến cho Bonneville, chiếc xe vẫn là tinh hoa của Triumph, bản sắc của Triumph, hơi thở của Triumph.
Với thiết kế luôn bền vững theo thời gian, dòng xe Classic cổ điển ngày càng thu hút các Biker đam mê thời trang và động cơ. Không chỉ là những chiếc xe vô tri vô giác, nó còn là một văn hóa riêng. Hy vọng với giá bán cực tốt tại Thưởng Motor, các fan đam mê dòng xe cổ điển đặc biệt là các mẫu xe của thương hiệu Triumph. sẽ có cơ hội sở hữu và phát triển nền “Văn hóa” này.
Thông số về xe:
Giá bán 250 triệu
Tên xe Triumph Bonneville T100
Dung tích 800cc
Năm sản xuất
Giấy tờ Hợp pháp – Bao vào tên khách hàng
Tình trạng xe Xe nhập khẩu, chưa đi ở VN. Tình trạng Hoàn hảo, mới 80-90%, máy êm, sơn zin, tất cả còn nguyên bản, chưa sửa chữa.
Đại lý xe nhập khẩu là một trong những đại lý xe nhập khẩu uy tín chuyên nhập khẩu các loại xe độc, xe hiếm như: YazSuzuki xipoKawasaki Kips … . Toàn bộ xe bán ra đều là xe zin, được nhập khẩu chính nghạch theo quy định của nhà nước Việt Nam. 
Với ưu thế đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành xuất nhập khẩu, cùng mạng lưới cộng tác viên rộng khắp, chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng những chiếc xe chất lượng nhất với giá rẻ nhất. 

Liên hệ:
Website: https://c1.cheerthaipower.com
Hotline: 097.141.8118; 08.66604888

Video:

<

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *